Hiện tượng xơ đen ở mít là do vi khuẩn gây ra và thường xuất hiện vào màu mưa, mùa khô tương đối ít. Gặp nhiều ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mít ra tầm tháng 5 âm lịch trở đi, thì có hiện tượng xơ đen.
Theo một nghiên cứu công bố tháng 7 năm 2019, Malaysia đã định danh thành công loài vi khuẩn gây ra hiện tượng xơ đen. Vi khuẩn đó có tên Pantoea stewartii. Trước đó, ở Việt Nam Pantoea stewartii gây ra bệnh héo vi khuẩn và bệnh bạc lá trên bắp.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Tuy nguyên nhân chính là do vi khuẩn nhưng đó là kết quả của một chuỗi tác nhân gây bệnh sau đây:
-
Vi khuẩn, nấm xâm nhập
Vi khuẩn Pantoea stewartii gây hại mạnh trên trái mít vào mùa mưa, thời gian xâm nhập ngay tư khi hình hành hoa cái đến lúc thụ phấn.
Do vi khuẩn và nấm xâm nhập qua vết thương hở trên cây và trái. Vi khuẩn xâm nhập vào trái theo nước mưa bằng hai con đường: qua nướm hoa cái mở ra nhận phấn xâm nhập vào trái, đi vào vòi nhụy và đến bầu noãn.
Và con đường thứ hai là giữa trái đơn có khoảng hở, vi khuẩn và nấm theo nước mưa đi vào. Nhưng tác nhân chính vẫn là vi khuẩn.
Tại đây, vi khuẩn phát triển và làm cho múi không thụ tinh được, hạt bị lép. Nếu khi vi khuẩn vào sau khi đã thụ tinh thì làm cho hạt non bị hư và chuyển thành màu đen.
-
Mất cân bằng dinh dưỡng
Canxi rất cần cho việc chống lại vi khuẩn, nấm xâm nhập vào trong trái. Bo sẽ giúp cho cây hấp thu tốt Canxi. Từ việc thiếu Canxi – Bo sẽ khiến cho trái bị yếu trước sự xâm nhập của các tác nhận gây bệnh.
Việc sử dụng phân hóa học lâu dài cũng là một yếu tố gây nên sự suy yếu miễn dịch của cây trồng, khi cây yếu cộng them đất đai cũng mất dần hệ vi sinh có lợi khiến cho bệnh trở nên khó đoán và phòng trị hơn.
- Canh tác không đúng cách
Việc trồng với mật độ dày, không cắt tỉa cành thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến khu vườn luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn có hại phát triển.
3. Phòng trị bệnh xơ đen
Bà con lưu ý là khi bệnh xơ đen đã xuất hiện bên trong trái mít thì không có cách trị hết ngoại trừ tỉa bỏ, do đó việc phòng bệnh luôn là ưu tiên hang đầu.
Để phòng bênh xơ đen hiệu quả bà con cần:
- Vệ sinh vườn sau khi thu hoạch, cắt tỉa gọn gang, thông thoáng.
- Phun phòng nấm bệnh ngay từ khi ra hoa (cựa gà), khi hoa tung phấn và giai đoạn trái non.
- Phun Canxi – Bo từ sớm giúp trái cứng cáp.
- Cân bằng dinh dưỡng sử dụng thêm các sản phẩm hữu cơ để giảm đi phân hóa học
BÀ CON NÔNG DÂN PHỐI CẶP THUỐC SUPER KHUẨN VÀ CALCI SILIC – BORON ĐỂ TRỊ BỆNH XƠ ĐEN MÍT
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
——————————————————————————-
CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline: 0919.817.033
Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng
Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp
FANPAGE: KĨ SƯ TRỒNG CÂY ĐỒNG NAI
Zalo và hotline đặt hàng: 0877552373
==> XEM THÊM BÀI VIẾT:
BỆNH GHẺ NHÁM TRÊN CÂY CÓ MÚI – CÔNG TY TNHH HUY NGUYỄN AGRI
3 thoughts on “Xác định nguyên nhân gây bệnh và thuốc đặc trị xơ đen trên mít – CÔNG TY TNHH HUY NGUYỄN AGRI”