QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY DƯA HẤU

Xin cảm ơn!

Mục Lục Bài Viết >>>

Tiêu chuẩn VietGap là gì?

          VIETGAP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Vietnamese Good Agricultural Practices có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành năm 2008 dựa trên 4 tiêu chí:

          + Tiêu chí về kỹ thuật sản xuất đúng tiêu chuẩn.

          + Tiêu chí về an toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.

          + Tiêu chí về môi trường làm việc phù hợp với sức lao động của người nông dân

          + Tiêu chí về nguồn gốc sản phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.

          Sản xuất dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP cần phải đảm bảo 12 nội dung sau:

1. Chọn đất trồng:

     – Dưa hấu có thể trồng trên chân đất cát pha đến thịt nhẹ. Thích hợp nhất trên đất ruộng lúa nước có tưới tiêu chủ động, ở những chân đất mà các vụ trước không trồng các cây họ bầu bí. Đặc biệt, với dưa hấu không nên trồng lặp nhiều vụ trên một chân đất dẫn đến bệnh hại rất nặng làm giảm năng suất rõ rệt. Áp dụng giải pháp luân canh cây trồng.

     – Vùng sản xuất dưa hấu áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát, đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với qui định hiện hành của nhà nước đối với các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý lên rau, quả. Trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sở chứng minh có thể khắc phục được hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn.

     – Cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2 km, với chất thải sinh hoạt thành phố ít nhất 200 m.

2. Chọn giống:

     Hiện nay thị trường có rất nhiều giống:

     – Dạng quả tròn: TN 12, TN 10, Hồng lương, Hắc long, An tiêm, Mặt trời đỏ…

     – Dạng quả dài: Hắc Mỹ nhân; HMN386, HMN755, Thiên long, Phù đổng, Nông hữu, Đại địa…

     Tuy nhiên, giống phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất.

3. Quản lý đất trồng và làm đất:

Đất không được có tồn dư hóa chất độc hại. Đất phải tiến hành phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong đất theo tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước.

     * Đối với đất ruộng, bằng phẳng:

     – Đất cày bừa thật kỹ trước khi trồng 7- 10 ngày, bón vôi cải tạo đất. Kết hợp với vệ sinh sạch sẽ cỏ dại trong ruộng và xung quanh bờ vùng, bờ thữa.

     – Lên luống:

     + Tuỳ mùa vụ mà lên luống thích hợp, cây dưa cần nước để cho năng suất cao nhưng rất sợ úng. Sau khi chuẩn bị đất xong lên luống, độ cao luống: 20 – 40 cm, rộng mặt luống: 40-50cm, sau khi lên cốt, sang bằng mặt luống tiến hành bón phân lót, lấp phân.

      + Sau khi thu hoạch lúa ta tiến hành làm đất ngay, lên luống rộng 0,5->1m (tùy vào bề rộng bạt), cao 40cm . Khoảng cách giữa 2 luống (từ tâm của luống) 5m. Sau khi trải bạt cho nước vào rãnh để cân mực nước, dùng cây đục lổ (dùng lon nước bò húc, nước yến mài sắc hoặc bỏ than nóng để đục lổ) theo chiều dọc của luống cách mặt nước 3 – 5cm, đường kính lổ khoảng 7cm (mỗi luống 2 hàng lổ). Khoảng cách giữa 2 lổ 40 cm.

          – Xử lý đất mồi:

+ Xử lý đất mồi có nhiều tác dụng như: Cải thiện được thành phần cơ giới tại xung quanh hạt (đặt biệt là đối với đất có thành phần cơ giới nặng); Phòng một số loại sâu, bệnh hại chính.

Cách làm: Lấy đất cát sạch (hoặc cát pha sạch) trộn với 10% phân lân, với 10% tro bếp (dùng một số thuốc trừ nấm, vi khuẩn xử lý). Ẩm độ của đất mồi vừa đủ ẩm để dưa hấu phát triển tốt. Kết hợp với đục lổ lấy phần đất trong lổ (sâu 5-7 cm) và thay vào đó là đất mồi.

4. Bón phân:

– Từng vụ phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ. Nếu xác định có nguy cơ ô nhiễm trong việc sử dụng phân bón hay chất phụ gia, cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên rau, quả.

– Lựa chọn phân bón và các chất phụ gia nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm lên rau, quả. Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

– Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (ủ hoai mục). Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải ghi lại thời gian và phương pháp xử lý. Trường hợp không tự sản xuất phân hữu cơ, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý. Nên sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý phân chuồng, phế phụ phẩm nông nghiệp (xem phụ lục: Quy trình sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý phân chuồng và phế phụ phẩm nông nghiệp).

– Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và phải được bảo dưỡng thường xuyên.

          – Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau.

          – Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng nước để tưới.

          – Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Cần kết thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày.

–  Lượng phân bón cho 1 sào (500 m2):

 TT

 Loại phân bón

ĐVT

MH 1

MH 2(**)

Ghi chú

30

30

2

Phân lân nung chảy (*)

kg

25

3

Urea (N=46%)

kg

10

8

4

Kaliclorua (K: 58%)

kg

8

8

5

DAP (N:P 40:20)

kg

6

NPK (16-16-8)

kg

20

15

7

Phân hữu cơ sinh học

kg

100

8

Phân chuồng hoai (không được xử lý VSV)

kg

1.250

8

Phân chuồng hoai (đã được xử lý VSV) (**)

kg

1.500

9

Phân hữu cơ sinh học (phun qua lá)

lit

01

01

Lưu ý:

(*): MH 2: Lượng phân lân  được tính trong phân ủ.

(**): Kèm theo quy trình dùng Chế phẩm FBP xử lý phân chuồng, phế phụ phẩm nông nghiệp.

– Cách bón:

Stt

Thời điểm bón

Loại phân

Liều lượng

Cách bón

1

Bón lót

– P. Chuồng 

– P. Hữu cơ vi sinh

– Phân ủ:

– Vôi

– Lân

– NPK

– KCl

100 %

50%

50%

100%

100%

50%

1/3

Đất ruộng: vải đều mặt luống kết hợp lên luống;

* Lưu ý: Vôi phải được bón trước khi bón phân HCVS, Phân ủ VSV ít nhất 5 ngày.

2

Thúc lần 1

(Sau gieo 20 – 25 ngày)

– Hữu cơ vi sinh

– Phân ủ:

– NPK

– Urea

50%

50%

50%

50%

Đất ruộng: Dỡ mí bạt phía ngoài cào phá ván bón phân

 (Bón hết lượng Hữu cơ sinh học, phân ủ, NPK còn lại)

3

Thúc lần 2 (Sau gieo 32 – 35 ngày)

Và bón phân thúc trái.

– Urea

– KCL

50%

2/3

Đất ruộng: Tưới nước kết hợp hoà phân tưới theo rãnh; đắp nước rãnh để phâm ngấm vào gốc dưa.

* Chia làm  3- 4 đợt thúc trái.

* Lưu ý: đợt bón phân sau cùng trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày.

4

Bắt đầu phun từ khi dưa có 3 – 4 lá thật, sau đó cứ 5 ngày phun một lần.

Phun các phân vi sinh vật

50 ml hòa với 2 bình 8 lít (hoặc 1 bình 20 lít nước) phun cho 1 sào.

Tùy vào tuổi của dưa, dưa càng lớn càng tăng, giai đoạn đầu dưa còn nhỏ, ít lá mỗi lần phun 50 ml; về sau, nhất là giai đoạn nuôi trái, phun mỗi lần 100 ml.

* Kết thúc phun phân trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày.

 

5. Nước tưới và chăm sóc:

* Nước tưới:

– Nước tưới cho sản phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn mà Việt Nam đang áp dụng.

          – Sử dụng nguồn nước tưới từ sông không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý.

          – Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

– Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất và xử lý sau thu hoạch.

* Chăm sóc:

– Trồng dặm: Sau khi gieo dự phòng  5- 10% lượng giống cho vào bầu tiến hành trồng dặm khi cây lên thẳng hàng.

– Tưới nước: Giai đoạn cây con không cần tưới nhiều chỉ cần đủ ẩm, nếu giai đoạn này thừa nước cây phát trriển kém. Khi cây bắt đầu cho trái tưới nước nhiều để nuôi quả.

– Tỉa cành, ghim dây: Sau khi trồng dưa 4-5 lá thật (lá nhám) tiến hành chần ngọn cho dưa, chọn chồi nách phát triển giữ lại 2-3 chồi khoẻ sát gốc, tỉa bỏ những chồi thừa, sau đó tiến hành dùng ghim tre cố định ngọn.

 – Thụ phấn bổ sung: Khi cây ra nụ cái thứ 3 trên thân chính hoặc nụ cái thứ 2 trên nhánh phụ thì tiến hành thụ phấn bổ sung bằng cách dùng hoa đực úp vào nhụy hoa cái vào những hôm nắng ráo từ khoảng 6 – 8 giờ (mùa hè) hoặc 7 – 9 giờ (mùa thu – đông). Thời gian thụ phấn bổ sung thường kéo dài khoảng 5 – 6 ngày.  Đây là một khâu kỹ thuật quan trọng.  

Tuyển trái : Sau khi thụ phấn 5 – 7 ngày tiến hành chọn trái giữ lại trái dài (nếu là dưa Hắc Mỹ Nhân), trái tròn đều (nếu là dưa tròn) nhiều lông tơ, cuống lớn, những trái còn lại trên gốc tiến hành cắt bỏ. Trên đất ruộng chỉ để mỗi gốc 1 trái; trên đất nà, để mỗi gốc 2-3 trái.

Trở trái: Đây là một động tác đơn giản nhưng những người trồng dưa ít để ý, dẫn đến trái dưa bị “nám” , mất màu xanh ở phần nằm dưới đất làm cho mẫu mã quả dưa không được đẹp. Cách trở quả: Dưa trước khi thu hoạch 14 – 16 ngày phải thường xuyên theo dõi và trở trái, nắm nhẹ trái dưa (tránh làm rụng lông), vặn trái dưa thuận theo chiều xoắn của cuốn dưa, trở nghiêng từ từ, tránh lật ngược trái dưa lên, phần ở dưới bị nắng đột ngột dễ dẫn đến hư luôn trái dưa.

6. Phòng trừ sâu bệnh

– Người sản xuất phải được tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp sử dụng bảo đảm an toàn.

– Áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

– Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng cho từng loại rau, quả tại Việt Nam.

– Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau.

– Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người.

– Tùy theo loại thuốc mà thực hiện theo hướng dẫn về sử dụng và thời gian thu hoạch.

          * Dùng các loại thuốc có nguồn gốc từ sinh học, thuốc thảo mộc, có độ độc thấp, được phép sử dụng trên rau an toàn; phun đảm bảo thời gian cách ly theo hướng dẫn trên bao bì; Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

7.  Thu hoạch, sơ chế, vận chuyển:

* Thu hoạch:

Đối dưa hấu là sản phẩm tươi sống  cần thu hoạch đúng lúc để có phẩm chất ngon, vận chuyển đi xa và bảo quản lâu. Do đó cần chú ý lượng nước tưới trước khi thu hoạch, ngưng tưới  5 – 7 ngày trước khi thu; cắt chừa phần dây ở 2 đầu cuốn (chữ thập) từ 5 -7 cm.

* Sơ chế:

Dưa sau khi thu hoạch, dùng nước sạch rửa qua một lượt để loại bỏ đất, vết bẩn bám vào quả dưa. Sau đó ngâm và rửa qua nước có sục khí ozon. Phân loại, đóng gói, gắn nhãn mác.

* Vận chuyển:

– Phương tiện vận chuyển được làm sạch trước khi xếp thùng chứa sản phẩm.

– Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm.

– Phải thường xuyên khử trùng kho bảo quản và phương tiện vận chuyển.

8. Quản lý và xử lý chất thải:

– Phải có biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm.

– Xử lý tồn dư sản phẩm, phế phụ phẩm sau thu hoạch hợp lý, nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Dây dưa hấu được thu gom, sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý thành phân bón (xem phụ lục)

9. An toàn lao động:

– Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những nguy cơ liên quan đến sức khỏe và điều kiện an toàn.

– Người tham gia sản xuất phải có kiến thức về sản xuất dưa hấu an toàn, phải được tập huấn kỹ thuật hoặc học nghề trồng dưa hấu.

– Tuổi lao động phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam

10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

– Tổ chức và cá nhân sản xuất dưa hấu theo VietGAP phải ghi chép và lưu giữ đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về bảo vệ thực vật, phân bón, bán sản phẩm, v.v…

– Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa. Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ sơ.

– Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hành VietGAP và được lưu giữ tại cơ sở sản xuất.

– Hồ sơ phải được lưu trữ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý.

– Sản phẩm sản xuất theo VietGAP phải được ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất. Vị trí và mã số của lô sản xuất phải được lập hồ sơ và lưu trữ.

– Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm, đồng thời có hồ sơ ghi lại nguy cơ và giải pháp xử lý.

11. Kiểm tra nội bộ

– Tổ chức và cá nhân sản xuất dưa hấu phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần.

– Việc kiểm tra phải được thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá; sau khi kiểm tra xong, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký vào bảng kiểm tra đánh giá. Bảng tự kiểm tra đánh giá, bảng kiểm tra (đột xuất và định kỳ) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ.

– Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu.

12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

– Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu.

– Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ./.

Theo khuyennongqnam