Rệp sáp bột hồng (Phenacoocus manihot), là loại sâu hại nguy hiểm trên cây sắn, khi hại nặng chúng có thể làm giảm đến 80% năng suất củ tươi. Đây là đối tượng gây ra nhiều thiệt hại cho các vùng trồng sắn trên thế giới, nhất là ở Châu Mỹ và Châu Phi. Trong những năm gần đây, chúng đã xuất hiện và gây hại ở nhiều vùng trồng sắn ở Châu Á và Đông Nam Á như: Thái Lan, Campuchia…
1. Đặc điểm hình thái:
Rệp trưởng thành cái cơ thể có dạng hình trứng, màu hồng và bao phủ bởi lớp bột màu trắng, mắt hơi lồi, chân rất phát triển và kích thước như nhau. Sự phân chia các phần của cơ thể rệp sáp hồng rất rõ ràng. Các đốt của cơ thể mang các sợi tơ sáp trắng rất ngắn ở phần bên và đuôi ở dạng phồng lên, chính điều này làm cho cơ thể rệp nhìn như có gai bên. Râu đầu thường có 9 đốt, đôi khi có 7 hoặc 8 đốt.
2. Triệu chứng gây hại:
Rệp sáp bột hồng sống và gây hại trên nhiều bộ phận của cây sắn (gốc, thân, lá, điểm sinh trưởng…). Trên điểm sinh trưởng của cây sắn, chúng gây hiện tượng chùn ngọn, dẫn đến cây sắn lùn. Trên thân, lá rệp chích hút làm lá chuyển màu vàng, rụng, các tế bào bị chết. Rệp chít hút dịch cây làm cho cây sắn sinh trưởng phát triển chậm, còi cọc. Khi bị nặng, cây sắn có thể bị rụng lá toàn bộ lá, khô phần ngọn thân, củ nhỏ, năng suất củ bị giảm tới 80-84%.
Rệp sáp bột hồng lây nhiễm, truyền qua hom giống và các bộ phận khác của cây sắn vận chuyển từ vùng qua vùng khác, chúng phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước, bám dính trên cơ thể động vật, người, công cụ và phương tiện vận chuyện.
Rệp sáp hồng hại sắn, ngoài gây hại cây sắn, còn gây hại trên nhiều cây trồng khác cây cói lác, cây trạng nguyện, cây cao su ceara (Manihot glaziovii)…
Trên đây là một số đặc điểm và triệu chứng gây hại của Rệp Sáp Hồng hại trên cây Sắn. Để giúp bà con phòng trừ hiệu quả, xin mời bà con theo dõi tiếp phần 2 (Một số biện pháp quản lý rệp sáp Hồng).
3. Biện pháp phòng trừ
– Cần tăng cường công tác điều tra để phát hiện sớm kịp thời sự phát sinh phát triển cũng như diễn biến của rệp trên các diện tích trồng sắn tại địa phương.
– Sử dụng biện pháp IPM để phòng trừ rệp sáp bằng cách: Nhân nuôi, phóng thích các loài ong ký sinh để kiểm soát rệp sáp. (Có 3 loài ong ký sinh được xác định như: Apoanagyrus lopezi, Acerophagus coccois, Aensius vexans và các loại côn trùng ăn thịt tự nhiên khác)
– Nên xử lý hom giống trước khi trồng
– Tăng cường công tác nghiên cứu và đưa vào sản xuất các giống sắn kháng rệp sáp.
– Khi phát hiện có rệp sáp cần phun thuốc ngay để diệt trừ nhằm tránh lây lan trên diện rộng.
– Cần tiêu hủy ngay những diện tích bị nhiễm với mật độ cao.
SỬ DỤNG THUỐC ĐẶC TRỊ
* Chú ý một số bước khi tiêu hủy:
– Điều tra khoanh vùng những diện tích có cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng.
-Thu hoạch và thu gom củ (khi cây đến kỳ thu hoạch).
-Tưới dầu lên thực vật cần tiêu hủy đã chất thành đống và đốt
– Phun thuốc đặc trị theo khuyến cáo của cơ quan BVTV
– Kiểm tra lại diện tích tiêu hủy để kịp thời có biện pháp xử lý
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
——————————————————————————-
CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline: 0919.817.033
Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng
Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp
Zalo và hotline đặt hàng: 0877552373