BỆNH HẠI TRÊN NHÓM CÂY BẦU BÍ : NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ (P5)

Xin cảm ơn!

9. Thối trái non (Choanephora cucurbitarum)

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh gây thiệt hại nặng trong mùa mưa. Ruộng trồng dày, úng nước trong mùa mưa. Nhiệt độ và ẩm độ không khí cao cũng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển và gây hại nặng cho ruộng trồng.

Khả năng gây hại

Bệnh thường tấn công lá, hoa và trái non 5-7 ngày sau khi thụ phấn. Trong điều kiện ngập úng, ẩm độ cao bệnh cây có thể bị thối dây, rụng trái hàng loạt gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất của ruộng trồng.

Biện pháp phòng ngừa

– Trồng mật độ thích hợp.
– Giảm lượng nước tưới, đặc biệt là trong mùa mưa, không nên tưới nước vào buổi
chiều tối khi bệnh đã xuất hiện
– Cần vệ sinh đồng ruộng, thu gom các lá trái bệnh đem tiêu hủy.
– Nên phun ngừa bằng các loại thuốc có hoạt chất Azoxystrobin và các hỗn hợp
(Mandipropamid + Chlorothalonil)…

Screen Shot 2018 05 28 at 16.29.18

10. Khảm (Virus)

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh này được truyền từ cây bệnh sang cây khỏe bởi nhóm côn trùng chích hút như bù lạch và rệp dưa. Điều kiện khô và nóng sẽ là môi trường thuận lợi cho nhóm côn trùng chích hút phát triển gây hại cho ruộng dưa.

Khả năng gây hại

Triệu chứng bệnh là đọt non bị xoăn lại, lá bị mất màu, lốm đốm vàng, thiệt hại nặng sẽ làm cho đọt bị sượng, cây bị chùn lại, phát triển rất chậm, khả năng cho trái rất ít, trái thường dị dạng và có vị đắng.

Bệnh xuất hiện càng sớm thì càng thất thu cho năng suất ruộng dưa.

Biện pháp phòng ngừa

Chỉ nên phun ngừa bù lạch và rệp dưa khi cây còn nhỏ bằng các loại thuốc thông dụng có hoạt chất Pymetrozin… Cần nhổ bỏ và tiêu hủy các cây bệnh để tránh lây lan.

Screen Shot 2018 05 28 at 16.32.52

11. Héo vi khuẩn (Erwinia sp. và Pseudomonas sp.)

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh vi khuẩn xuất hiện sẽ xảy ra hiện tượng héo xảy ra ban ngày khi trời nắng, ban đêm cây xanh lại, sau vài ngày như vậy cây không hồi phục nữa và chết.

Khả năng gây hại

Triệu chứng điển hình rất dễ nhận biết là cây dưa đang sinh trưởng tốt thì đột ngột bị héo rũ trong khi các lá vẫn còn xanh. Cắt ngang gốc thân cây bệnh thấy các mạch dẫn bị nâu đen, bóp mạnh vào chỗ gần mặt cắt sẽ tiết ra chất dịch vi khuẩn màu trắng đục.

Vi khuẩn trong đất xâm nhập vào rễ cây rồi phát triển rất nhanh trong mạch dẫn, ngăn cản sự hấp thu vận chuyển nước làm cây bị héo.

Biện pháp phòng ngừa

– Không để ruộng đọng nước hoặc quá ẩm, không trồng cây ngay sau khi mưa, đất còn quá ướt.
– Nhổ bỏ tiêu hủy cây bị bệnh.
– Khi cây lớn phun ngừa bằng các thuốc kháng sinh Kasugamycin, Streptomycin, các thuốc gốc đồng hoặc hỗn hợp thuốc kháng sinh với đồng.

Screen Shot 2018 05 28 at 16.35.58

 

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0933.067.033